Kinh nghiệm phát triển kinh doanh khách sạn mini

Kinh doanh khách sạn là một trong những lĩnh vực kinh doanh hot và thu hút nhiều sự quan tâm của những nhà kinh doanh trẻ. Đây là một trong những ngành dịch vụ có khả năng mang lại lợi nhuận rất nhanh và ổn định nếu như bạn có những chiến lược phát triển phù hợp, đánh vào thị trường. Với những tiềm năng hấp dẫn này, nhiều mô hình khách sạn đã được xây dựng, trong đó mô hình khách sạn mini đang được đầu tư rất mạnh và trở thành tâm điểm trong những năm gần đây. Vậy khách sạn mini là gì? Nếu bạn đang tò mò về kinh nghiệm để phát triển kinh doanh khách sạn mini, thì bài viết này websitekhachsan sẽ dành cho bạn. 

Khách sạn mini là gì?

Khách sạn mini là gì?

Giống như cái tên của nó, khách sạn mini là loại khách sạn thường có diện tích vừa và nhỏ, hoặc được gọi là khách sạn tầm trung. Khách hàng mục tiêu của mô hình này thường này cũng đa dạng, nhưng tập trung vào những người có thu nhập tương đối, người có thu trung bình khá, hoặc thu nhập thấp, tùy theo cơ sở vật chất và thiết bị của khách sạn cung cấp. 

Tuy nhiên, nhìn chung thì loại khách sạn mini thường được thiết kế theo phong cách tối giản, tinh tế, không cầu kỳ, không lộng lẫy và cũng không quá sang trọng. Ngoài ra trang thiết bị vật chất, nội ngoại thất của mô hình này cũng tương đối đơn giản, chỉ bố trí và cung cấp đủ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của khách hàng, không thừa, không thiếu. Do đó chi phí để kinh doanh và xây dựng khách sạn mini cũng không quá lớn. Cũng chính vì vậy mà phần lớn những dịch vụ khách sạn mini cũng đưa ra mức giá thuê phòng tương đối rẻ, hoặc trung bình. 

Tiềm năng kinh doanh khách sạn mini tại Việt Nam 

Việt Nam là một trong những quốc gia giàu có về danh lam thắng cảnh, do đó ngành du lịch ở Việt Nam đang có những dấu hiệu phát triển mạnh mẽ và được đánh giá là ngành kinh tế trọng điểm của đất nước. Ví dụ dễ thấy nhất là trong những năm gần đây ngành du lịch, dịch vụ lưu trú, kinh doanh khách sạn – resort đang phát triển vượt bậc, đặc biệt là mô hình khách sạn mini. Đây là mô hình dịch vụ du lịch có sức hút mạnh nhất tính đến thời điểm hiện nay bởi một số lý do như là

  • Kinh doanh khách sạn mini có khả năng thu hồi vốn nhanh, dễ thành công và dễ quản lý 
  • Mô hình kinh doanh nhỏ, không tốn quá nhiều chi phí, thời gian và nhân lực vào việc xây dựng và quản lý
  • Đối tượng khách hàng của loại hình khách sạn mini rất đông đảo và đa dạng, do đó có khả năng tiếp cận nhiều khách hàng hơn những mô hình khác 
  • Khách sạn mini nên không cần đầu tư quá nhiều vào diện tích xây dựng 
  • Nhiều ứng dụng đặt phòng khách sạn a đời, do đó doanh nghiệp kinh doanh khách sạn có thể hợp tác để giới thiệu, quảng cáo và tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn, tiết kiệm chi phí marketing. 

Những kinh nghiệm trong phát triển kinh doanh khách sạn mini

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một trong những bước quan trọng và đầu tiên khi bạn bắt đầu kinh doanh bất cứ lĩnh vực gì. Thông qua nghiên cứu thị trường, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan về tình trạng ngành và dự đoán được khả năng phát triển của lĩnh vực sắp kinh doanh.

Nghiên cứu thị trường kinh doanh khách sạn mini

Ngoài ra khi nghiên cứu thị trường, bạn có thể sẽ phân tích các ưu và nhược điểm của loại hình, những thuận lợi và rào cản hiện nay là gì, từ đó có những kế hoạch và chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp hơn, dễ thành công hơn. Một số việc cần làm khi bắt đầu nghiên cứu thị trường: 

  • Xem số liệu về sự ra đời, và mức phát triển của ngành khách sạn mini trong những năm gần đây, doanh thu trung bình của ngành trong một năm 
  • Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của những khách sạn mini xung quanh 
  • Xem những nhận xét của khách hàng về dịch vụ tại một khách sạn mini mà họ đã sử dụng. Khách sạn như thế nào là khách hàng thất vọng, như thế nào là tốt 
  • Khảo sát và nhận biết số lượng đối tượng khách du lịch đến khu vực của bạn là bao nhiêu, là những ai, tầng lớp gì, thu nhập thế nào, và nhu cầu lưu trú ra sao. 
  • Khảo sát và đánh giá đâu là những địa điểm có thể thu hút sự quan tâm của khách  hàng nhất, những vị trí nào là đắt địa nhất. 

Đảm bảo các tiêu chuẩn trong kinh doanh khách sạn mini 

Thực tế mô hình khách sạn mini cũng rất đa dạng, thường gồm có cả khách sạn 1 sao, 2 sao, 3 sao. Do đó các tiêu chuẩn trong kinh doanh và thiết kế khách sạn mini của từng cấp độ khách sạn cũng khác nhau. Cụ thể như sau 

  • Về vị trí kết cấu của khách sạn: Tất cả khách sạn đều phải đảm bảo có quầy tiếp tân, bãi/hầm giữ xe và sảnh tiếp khách. 
  • Số lượng phòng: Với khách sạn 1 sao thì cần tối thiểu 10 phòng ngủ, với khách sạn 2 sao – 3 sao thì mỗi phòng nên có ít nhất 5 phòng (3-6 tầng)
  • Diện tích phòng: Diện tích phòng của khách sạn 1 sao là 10m2 – 15m2. Với khách sạn 2-3 sao thì loại phòng đa dạng hơn. Mỗi phòng ngủ cần có WC bên trong, và có diện tích tổng từ 18m2 đối với phòng đơn, và 22m2 đối với phòng đôi hoặc phòng có 2 giường. 
  • Nội thất, trang thiết bị: Với những khách sạn 2-3 sao mà hơn 3 tầng thì yêu cầu phải có thang máy. Đặc biệt khách sạn mini 3 sao cần phải có thêm nhà hàng, quầy bar, số ghế của nhà hàng phải bằng tối thiểu 60% số giường nằm, sảnh đón khách diện tích khoảng 35m2 có trang trí khách sạn bắt mắt, khu vực bàn lễ tân, khu vực ngồi chờ của khách, khu nhà vệ sinh riêng, khu vực hút thuốc,…Nhìn chung nội ngoại thất của khách sạn mini 3 sao sẽ tương đối cao cấp hơn, nhiều hơn, và “xịn” hơn.  

Tập trung vào khâu quản lý

Vấn đề quản lý khách sạn là yếu tố hàng đầu quyết định trực tiếp đến mức độ thành công của khách sạn, do đó đây cũng là yếu tố khó nuốt nhất đối với những người kinh doanh khách sạn. Việc quản lý khách sạn không hề đơn giản, bạn có thể quản lý được hành động và thái độ của mình, nhưng bạn rất khó để quản lý được hành vi và cảm xúc của người khác.

Một người quản lý giỏi là một người có thể truyền lại được góc nhìn của mình với những người khác, từ đó họ có thể như một bản sao của bạn để chủ động thực hiện và giải quyết hết tất cả công việc. Đúng vậy, chúng ta đang nói đến việc quản lý nhân sự, nhân viên trong khách sạn.

Tập trung vào khâu quản lý khách sạn mini

Trước khi có thể tạo cho nhân viên cảm giác cần phải thực hiện tốt tất cả công việc của họ, thì bạn cần phải tuyển đúng người và phân công đúng việc. Khi nhân viên có thể hài lòng với vị trí và công việc của họ thì họ mới có thể hăng say và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 

Đối với ngành dịch vụ như kinh doanh khách sạn, phong cách làm việc và thái độ của nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh và trải nghiệm của khách hàng. Lấy một ví dụ gần đây, khách sạn Aroma Resort tại Phan Thiết đã nhận một trận ném đá, bình luận chê bai, thất vọng từ cộng đồng mạng bởi nhân viên của Resort đã có thái độ không chuyên nghiệp, không tôn trọng khách.

Mặc dù Resort này trước đó đã rất nhiều người yêu thích, tin tưởng và đánh giá khách sạn 5 sao, nhưng chỉ sau 1 sự cố nhỏ về thái độ phục vụ của nhân viên thôi đã khiến doanh nghiệp bị chỉ trích và mất vị trí trên thị trường trầm trọng.

Từ sự việc này, chúng ta có thể thấy rằng, việc quản lý khách sạn, hay cụ thể hơn là quản lý nhân sự, nhân công có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công và độ uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, khi kinh doanh khách sạn mini với quy mô nhỏ, các công việc về quản lý khách sạn sẽ ít hơn, dễ thở hơn, nên khả năng kiểm soát và quản lý khách sạn sẽ chặt chẽ hơn. 

Quản lý khách sạn đơn giản cùng với phần mềm quản lý

Có phương án chiến lược kinh doanh rõ ràng

Rất nhiều doanh nghiệp khách sạn mini thất bại do có những tư tưởng sai lầm về điều này, họ cho rằng kinh doanh khách sạn nhỏ thì cần gì phải có chiến lược kinh doanh. Dù là bạn kinh doanh lĩnh vực gì, quy mô như thế nào đi nữa thì chắc chắn bạn sẽ có đối thủ. Bạn chỉ không có đối thủ trừ khi bạn là người tiên phong. Nhưng kinh doanh khách sạn mini là mô hình kinh doanh đang diễn biến rất sôi động trên thị trường ngành du lịch, và tất nhiên là không thể kể hết đối thủ.

Với tình trạng này, nếu bạn muốn kinh doanh mà không thua lỗ, thì bạn cần phải lên chiến lược kinh doanh rõ ràng. Các chiến lược này có lẽ không cần quá cao siêu, mang tầm cỡ hay quá chuyên nghiệp, mà chỉ cần những kế hoạch đơn giản, hợp lý, dễ thực hiện nhưng phải mang tính chiến lược, có khả thi và có mục đích.

Đó có thể là kế hoạch thiết kế nội thất trong phòng hợp lý, trang thiết bị đồ dùng luôn đảm bảo sạch sẽ, thái độ nhân viên thân thiện – nhiệt tình,…Mục đích để làm sao khách hàng sẽ chọn nghỉ tại dịch vụ của bạn thay vì những khách sạn mini tương tự khác hoặc muốn quay lại khách sạn của bạn trong lần du lịch tiếp theo. 

Định giá hợp lý

Giá cả là một yếu tố mang tính khách quan, không phải khách sạn mini nào cũng phải có mức giá giống nhau. Giá khách sạn sẽ phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng, nhu cầu thị trường, mức định vị của khách sạn bạn,…để có thể đặt ra mức giá phù hợp. Và quan trọng hơn hết chính là thăm dò giá của đối thủ, để đưa ra mức giá hợp lý cho dịch vụ của mình. 

Bạn có thể khảo sát giá dịch vụ của đối thủ qua các trang du lịch, đặt phòng trực tuyến như booking.com, traveloka.com, tripadvisior.com.vn, ivivu.com,… 

Booking Hotel – Tính năng đặt phòng quan trọng trong website

Khai thác nguồn khách hàng 

Khai thác nguồn khách hàng 

Điều này có dễ thực hiện hay không phụ thuộc vào bước khảo sát thị trường của bạn. Với những kết quả từ khảo sát, bạn sẽ biết được đâu là địa điểm nên xây dựng khách sạn, nơi nào có thể thu hút được khách ghé thăm, những vị khách tiềm năng của mô hình này thường tập trung ở đâu,…Để từ đó bạn sẽ có được những quyết định phù hợp cho vị trí xây dựng khách sạn của mình 

Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều phương thức Internet có thể giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng tiềm năng như thiết kế website nhà hàng chuẩn SEO giúp khách sạn được nhiều khách hàng tìm thấy, hoặc quảng cáo khách sạn trên Facebook, Instagram, các lợi ích website khách sạn,…thu hút nhiều lượt quan tâm và tương tác của người dùng, giúp nâng cao hình ảnh khách sạn và cải thiện doanh thu. 

Top 10 mẫu website Khách sạn – Nhà hàng chuyên nghiệp – ấn tượng

Kinh doanh khách sạn mini không phải là một điều khó, nếu như bạn thật sự có đam mê về ngành này và mong muốn mang đến những trải nghiệm lưu trú tốt nhất cho khách hàng thì việc này sẽ chẳng phải là thách thức với bạn. Hi vọng, với những chia sẻ trên về kinh nghiệm để kinh doanh khách sạn mini, bạn đã có thêm những thông tin, kỹ năng bổ ích cho hành trình kinh doanh khách sạn nhỏ của mình. Chúc các bạn thành công. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *