Hiện nay, ngành kinh doanh khách sạn, resort đang trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh không ngừng. Nhưng để có thể trụ vững và phát triển trong lĩnh vực này đòi hỏi các chủ đầu tư cần phải có kiến thức và một kỹ năng vững chắc. Với những người mới bước chân vào lĩnh vực này đều cần phải tìm hiểu kỹ càng để có được những bước đi đúng đắn. Cùng đi tìm hiểu về những kinh nghiệm kinh doanh khách sạn – resort nếu như muốn bước chân vào lĩnh vực này nhé.
Điều kiện để kinh doanh khách sạn – resort thành công
Nếu như muốn thành công trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, resort cần đảm bảo cơ sở vật chất cùng những trang thiết bị đầy đủ tiện nghi, hiện đại. Cùng với đó là các nhân viên phục vụ văn minh, đó chính là những yếu tố quan trọng quyết định tới mức độ tăng trưởng lợi nhuận.
Sự phát triển của một khách sạn hay resort phụ thuộc trực tiếp vào cơ sở vật chất. Do đó, khi kinh doanh trong lĩnh vực này mọi người nên xây dựng nên một khách sạn 5 sao hiện đại, mới mẻ và không ngừng cải thiện chất lượng, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng luôn ở mức tốt nhất. Có như vậy mới thu hút được nhiều khách hàng tới nghỉ dưỡng và phát triển doanh thu.
Về mặt phương tiện thông tin thì mọi người cũng cần lập riêng một website để khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu và đặt phòng mỗi khi có nhu cầu. Cùng với đó là đăng thông tin liên hệ lên các trang web du lịch lớn như traveloka, booking hotel, agoda… để khách hàng có thể đặt hàng trực tuyến.
Kinh doanh khách sạn, resort thực tế là một hình thức kinh doanh đã có từ rất lâu nhưng vẫn luôn mang tới hiệu quả cao. Tuy nhiên, để làm được như vậy yêu cầu chủ đầu tư cần có một phương pháp kinh doanh phù hợp và khác biệt.
6 kinh nghiệm kinh doanh khách sạn – resort hiệu quả
Từ trước đến nay, việc kinh doanh khách sạn, resort chưa bao giờ là vấn đề dễ dàng. Bởi thống kê trong nước ta có rất nhiều nơi và đơn vị kinh doanh loại hình này, mức cạnh tranh là cực kỳ cao.
Chính vì vậy, trước khi đưa ra quyết định mở một khách sạn hay resort để kinh doanh mọi người cần tìm hiểu thật kỹ để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra, thu được lợi nhuận thường xuyên. Cùng đi tham khảo 6 kinh nghiệm kinh doanh khách sạn, resort hiệu quả nhất hiện nay dưới đây.
Đầu tư vào chất lượng dịch vụ và phòng
Hãy chú ý tới từng đồ vật nhỏ nhất của mỗi phòng như bồn tắm phải có nhiều loại sữa tắm mini, khăn tắm phải thật sạch, bàn trang điểm và quan trọng hơn hết là công nghệ hiện đại, bất cứ một khách hàng nào cũng muốn được trang bị một wifi thật khỏe để vào mạng.
Mọi người có thể dễ dàng thấy được những nơi không có mạng sẽ ít được khách hàng chú ý tới hơn. Do đó, hãy luôn chú ý và cải thiện từng ngày để phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn.
Hãy lắp đặt khóa thẻ từ cho mỗi phòng thay vì sử dụng các chìa khóa như trước, cùng với đó là các phần mềm thông minh để kiểm soát lượng khách tới thuê và trả phòng. Những phần mềm thông minh giúp điều chỉnh nhiệt độ điều hòa, kiểm soát hệ thống sưởi, các nhân viên vệ sinh phòng… giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả quản lý.
Chú trọng phục vụ theo nhu cầu của khách hàng
Các khách sạn, resort cần đáp ứng được nhu cầu phong phú của nhiều đối tượng khách hàng ở nhiều tầng lớp, tuổi tác và địa vị khác nhau. Vì vậy, để giúp cho khách hàng có được những phút giây thư giãn tuyệt vời và muốn họ quay lại đòi hỏi khách sạn, resort của mọi người cần phải có chất lượng dịch vụ tốt, phòng hiện đại, luôn đáp ứng tốt mọi yêu cầu từ phía khách hàng.
Một yếu tố quan trọng khác của các khách sạn đó chính là ẩm thực. Các nguyên liệu được sử dụng đều cần phải đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo mang tới hương vị thơm ngon cho mỗi món ăn bởi cách chế biến độc đáo. Những món ăn mang nét đặc trưng riêng sẽ luôn khiến cho khách hàng cảm thấy ấn tượng. Làm tốt được việc này, mỗi khi có nhu cầu thì chắc chắn họ sẽ nhớ đến bạn.
Bên cạnh đó, cách trang trí nội thất của khách sạn cũng cần được đặc biệt chú ý tới. Bởi đây cũng là yếu tố gây ấn tượng, giúp cho khách hàng có thể dễ dàng ghi nhớ và quay lại mỗi khi có nhu cầu.
Vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp
Muốn vận hành khách sạn lâu dài mọi người cần phải xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn. Nên chia thành từng giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn lại cần có một chiến lược khác nhau nhằm đảm bảo đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Sau khi đã vạch ra được một chiến lược cụ thể, mọi người cần tập trung vào các chiến lược như chiến lược marketing, cạnh tranh về giá, chiến lược xây dựng thương hiệu, quảng bá khách sạn… nhằm tăng sự hiện diện với công chúng, tìm kiếm những khách hàng tiềm năng.
Chú trọng việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Kinh doanh khách sạn hay resort có đạt được hiệu quả tốt hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự nhiệt tình, chuyên nghiệp, tận tâm của các nhân viên phục vụ trực tiếp giao tiếp với khách hàng. Đây cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sự lựa chọn của khách hàng, quyết định họ có quay lại trong lần tiếp theo không.
Mọi nhân viên hoạt động trong khách sạn từ nhân viên phục vụ, khu vực quầy lễ tân cho đến các nhân viên phục vụ dọn dẹp đều cần phải niềm nở với khách hàng. Đảm bảo họ luôn cảm thấy thoải mái, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh homestay được phát triển mạnh mẽ hơn.
Mọi người nên biết rằng kiến thức chuyên môn chưa giỏi thì có thể đào tạo lại nhưng thái độ và tính cách của một con người thì rất khó thay đổi. Do đó, khi tiến hành tuyển dụng nhân viên cần chú ý tới cách giao tiếp, thái độ rồi với hỏi tới trình độ của họ. Ngoài ra, để các nhân viên có thể phát huy hết khả năng của mình cũng cần có một mức lương hấp dẫn, chế độ thưởng phạt rõ ràng để khiến cho họ có trách nhiệm với công việc của mình hơn.
Tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có
Đối tượng và số lượng khách hàng tới quyết định tới sự kinh doanh có đạt được hiệu quả không. Do đó, mọi người cần có những chính sách ưu đãi phù hợp để thu hút thêm nhiều khách hàng tới khách sạn, resort của mình hơn.
Dù là một khách sạn có quy mô lớn hay nhỏ thì cũng đều cần có một chiến lược đúng đắn để giúp thu được lợi nhuận tại mọi thời điểm trong năm. Tận dụng những tài nguyên sẵn có của khách sạn và vùng đất đó để tạo ra sự thoải mái, phục vụ tốt hơn nhu cầu của từng khách hàng.
Sử dụng phần mềm quản lý chuyên nghiệp
Một trong những kinh nghiệm kinh doanh khách sạn, resort hiệu quả chính là các phần mềm quản lý khách sạn, resort. Sử dụng một phần mềm quản lý không tốt, lợi nhuận thu về không cao, doanh thu đi xuống, khách sạn của mọi người sẽ không thể tồn tại và phát triển. Để kinh doanh khách sạn tốt cần có một người quản lý giỏi.
Tuy nhiên, ngay cả một người quản lý tốt vẫn sẽ phải mất nhiều công sức và thời gian, gây tốn nhiều chi phí của khách sạn. Cũng bởi vậy mà các phần mềm quản lý khách sạn, resort trở thành sự lựa chọn hoàn hảo mà bất cứ một đơn vị này cũng mong muốn.
Là một lĩnh vực đang có mức cạnh tranh cao, để có thể tồn tại và phát triển khi kinh doanh khách sạn hay resort thực sự không phải việc dễ dàng. Tìm hiểu những kinh nghiệm là việc cần làm để có thể vạch ra được một chiến lược hiệu quả, đảm bảo mang tới cho khách hàng những phút giây thoải mái nhất và họ sẽ quay lại vào lần sau, thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
Những nhóm khách hàng trong kinh doanh khách sạn bạn nên biết
Việc xác định nhóm khách hàng không phải là một việc đơn giản, chúng ta cần phải có chuẩn mực đánh giá chung để phân loại khách hàng chính xác. Qua việc phân loại nhóm khách hàng chính xác sẽ giúp khách sạn của bạn tiết kiệm được một khoảng thời gian, chi phí để đưa ra các dịch vụ phù hợp cho từng nhóm đối tượng. Vậy phân loại nhóm khách hàng bằng cách nào? Khách hàng có bao nhiêu nhóm? Hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung dưới đây để biết được đáp án nhé.
1. Nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ khách sạn
Hiện tại nhu cầu du lịch của khách hàng không chỉ gói gọn trong việc đi tham quan các địa chỉ du lịch, trải nghiệm văn hóa ẩm thực và nét đẹp vùng miền mà còn được mở rộng sang nhiều nhu cầu khác như nghĩ dưỡng, spa chuyên nghiệp, nhà hàng theo phong cách hiện đại, vui chơi giải trí cá nhân hoặc tập thể,… Vì muốn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nhiều khách sạn hiện nay đã mở rộng quy mô và loại hình dịch vụ để phục vụ mọi đối tượng khách hàng. Hiện tai có 3 ngồn khách chủ yếu sử dụng các dịch vụ trong kinh doanh khách sạn:
Khách du lịch
Ở nước ta nhóm khách du lịch được chia thành 2 loại hình khác nhau:
- Khách du lịch trong nước: là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch quốc tế: là những người nước ngoài, có chuyến du lịch đến bất kỳ một quốc gia khác ngoài phạm vi cư trú
Nhóm đối tượng này sẽ sử dụng gần như tất cả các dịch vụ của khách sạn như lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí,…
Khách vãng lai
Đây là nhóm đối tượng khách hàng đến khách sạn khi không có sự đặt phòng trước đó. Họ có thể là khách địa phương hoặc là khách du lịch ở xa đến, hoặc là khách quốc tế. Khách vãng lai chiếm số lượng không hề nhỏ trong thống kê, việc phát sinh khách vãng lai đã quá quen thuộc đối với các khách sạn. Nhóm đối tượng này sẽ không chú trọng nhiều vào dịch vụ lưu trú, họ chỉ chủ yếu sử dụng dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung khác.
Khách địa phương
Đây là nhóm khách sinh sống tại khu vực khách sạn đang xây dựng, nhóm khách hàng này biết rõ về các dịch vụ và thông tin của các khách sạn trong khu vực, họ thường so sánh kỹ lượng và lựa chọn cho mình khách sạn ưng ý nhất. Với nhóm khách hàng này sẽ có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, tổ chức các sự kiện hội nghị,…
2. Nhóm khách hàng đặt phòng khách sạn
Đây là nhóm khách hàng đem lại doanh thu và lợi nhuận cao nhất cho khách sạn. Vì vậy kinh doanh khách sạn luôn muốn đẩy mạnh việc bán được nhiều phòng. Một trong những việc muốn bán được nhiều phòng thì khách sạn phải xác định được rõ nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ, qua đó nắm được số lượng khách vào một thời điểm, việc này giúp cho khách sạn lên được kế hoạch và sắp xếp được phòng cho khách vào thời gian khách đến. Nhóm khách hàng đặt phòng khách sạn được chia ra làm ba nhóm chính như sau:
Khách hàng đặt phòng trực tiếp
Là nhóm khách lẻ hoặc khách theo đoàn trực tiếp đặt phòng với khách sạn. Nhóm đối tượng khách này thường sử dụng các hình thức đặt phòng như:
- Khách hàng trực tiếp đến khách sạn
- Khách đặt phòng qua điện thoại
- Khách đặt phòng bằng cách gửi thư tín, Fax, email. hoặc nhắn tin sms
- Khách đặt phòng qua internet, website khách sạn, trên facebook, instagram, zalo, …
Khách hàng đặt phòng qua đại lý trung gian
Nhóm khách hàng này sẽ thông qua một bên đại lý trung gian để đặt phòng gián tiếp, cách đặt phòng này khá phổ biến được nhiều khách sạn và cả khách hàng áp dụng:
- Đặt phòng thông qua các địa lý lữ hành, các công ty du lịch
- Đặt phòng thông qua hãng hàng không
- Đặt phòng thông qua văn phòng du lịch tại địa phương
Khách hàng đặt phòng qua hệ thống đặt phòng trung tâm
Hệ thống đặt phòng trung tâm là một hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều đối tượng khác nhau trong đó có sự liên kết giữ các khách sạn trong cùng một tập đoàn, hoặc có sự liên kết giữa các tập đoàn khác nhau nhằm mục đích đem lại sự tiện lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ và khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm của khách sạn trong cùng hệ thống. Khách hàng có thể vừa sử dụng các dịch vụ khác như: tour du lịch, spa, vui chơi giải trí,… vừa được sử dụng dịch vụ đặt phòng khách sạn.
Ở Việt Nam việc đặt phòng qua hệ thống trung tâm đã được phát triển mạnh mẽ từ lâu, chúng ta sẽ được trải nghiệm hình thức này qua các chuỗi khách sạn lớn như: Saigontourist, Mường Thanh. Trên thế giời thì mô hình này không còn quá xa lạ nữa, chúng ta sẽ được trải nghiệm qua các tập đoàn lớn như: Wyndham Hotel Group, InterContinental Hotels Group, Hyatt Hotels, Hilton Worldwide, Marriott International, Accor,…
Xem thêm: Top 10 mẫu thiết kế phòng khách sạn chuyên nghiệp, Top 10 phong khách thiết kế khách sạn ấn tượng
3. Khách hàng đặt phòng du lịch theo mục đích
Thông qua việc xác định được mục đích của từng nhóm khách hàng sẽ giúp việc kinh doanh khách sạn thuận lợi hơn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu cho khách hàng một cách chuyên nghiệp. Khách hàng đặt phòng được chia ra làm 3 nhóm mục đích chính:
Mục đích kinh doanh
Đối với nhóm khách hàng có mục đích kinh doanh thì tần suất sử dụng dịch vụ khách sạn trung bình sẽ hơn 5 chuyến / năm. Đặt biệt với các trường hợp đi công tác cần tính bảo mật thì việc yêu cầu riêng tư sẽ được đặt lên hàng đầu. Những nhóm khách hàng này sẽ có yêu cầu riêng và khá khó tánh khi chọn lựa dịch vụ. Vậy nên, khách sạn cần phải cẩn trọng trong các khâu phục vụ và cung cấp đúng và đầy đủ theo gói dịch vụ khách hàng đã đặt trước đó, ngoài ra còn phải quan tâm đến việc chăm sóc khách hàng trước – trong và sau khi sử dụng dịch vụ để kéo gần mối quan hệ với khách hàng, đem đến sự hài lòng và giữ chân khách lâu dài.
Giải trí
Nhóm khách hàng này sẽ coi trọng vấn đề về giá, họ sẽ lựa chọn các khách sạn có mức giá phải chăng và đầy đủ tiện nghi. Đồng thời họ sẽ nghiên cứu kỹ về các dịch vụ của khách sạn, so sánh với nhiều khách sạn khác nhau và sẽ ưu tiên các khách sạn đang có lượt đánh giá, lượt bình luận tích cực qua các web điện tử.
Theo nhóm
Du lịch theo nhóm sẽ được chia làm 2 loại:
- Nhóm đi du lịch vui chơi, giải trí thông thường
- Nhóm du lịch được tổ chức bởi các công ty như họp quản lý, sự kiện ra mắt sản phẩm, đào tạo nhân viên, team building,…
Các thuật ngữ khách sạn phổ biến cần biết khi kinh doanh khách sạn, resort, homestay
Hiện nay khi ngành công nghiệp phát triển thì việc kinh doanh lưu trú dịch vụ cực kỳ phát triển, nhiều khách sạn, homestay, nhà hàng,… được mở ra để phục vụ cho việc kinh doanh. Mô hình này rất dễ làm và quản lý nên nhiều người tận dụng căn hộ của mình để tạo thành một khi du lịch lưu trú ngắn ngày mà đem lại doanh thu cao cho chủ doanh nghiệp đặc biệt đối với những thuật ngữ trong việc lưu trú không phải chủ hộ nào cũng biết do vậy bài viết dưới đây mình xin giới thiệu những thuật ngữ phổ biến nhất cho những người mới vào nghề giúp bạn dễ dàng thực hiện công việc kinh doanh của mình.
Advance deposit: | Tiền đặt cọc |
Arrival List: | Danh sách khách đến |
Arrival date: | Ngày đến |
Arrival time: | Giờ đến |
Average room rate: | Giá phòng trung bình |
Back of the house: | Các bộ phận hỗ trợ, không tiếp xúc với khách |
Bed and breakfast: Phòng ngủ và ăn sáng | Phòng ngủ và ăn sáng |
Block booking: | Đặt phòng cho 1 nhóm người |
Check-in hour(time): | Giờ nhận phòng |
Check-in date: | Ngày nhận phòng |
Check-out hour(time): | Giờ trả phòng |
Check out date: | Ngày trả phòng |
Commissions: | Hoa hồng |
Conference business: | Dịch vụ hội nghị |
Confirmation: | Xác nhận đặt phòng |
Connecting room: | Phòng thông nhau |
Continental plan: | Giá bao gồm tiền phòng và 1 bữa ăn sáng |
Day rate: | Giá thuê trong ngày |
Departure list: | Danh sách khách đã thuê và trả phòng |
Desk agent: | Lễ tân |
Due out (D.O): | Phòng sắp check out |
Early Bird: | Phòng đặt sớm (dùng trong chương trình khuyến mại) |
Early departure: | Trả phòng sớm |
Complimentary rate: | Giá phòng ưu đãi |
European plan: | Giá chỉ bao gồm tiền phòng |
Extra charge: | Chi phí trả thêm |
Extra bed: | Thêm giường |
Free independent travelers: | Khách du lịch tự do ( FIT) |
Free of charge(F.O.C): | Miễn phí |
Front of the house: | Bộ phận tiền sảnh |
Front desk: | Quầy lễ tân |
F.O cashier: | Nhân viên thu ngân lễ tân |
F.O equipment: | Thiết bị tại quầy lễ tân |
Full house: | Hết phòng |
Group plan rate: | Giá phòng cho khách đoàn |
Guaranteed booking(Guaranteed reservation): | Đặt phòng có đảm bảo |
Guest folio account: | Sổ theo dõi các chi tiêu của khách |
Guest history file: | Hồ sơ lưu của khách |
Guest service(Customer service(CS)): | Dịch vụ khách hàng |
Handicapper room: | Phòng dành cho người khuyết tật |
House count: | Thống kê khách |
Housekeeping: | Bộ phận phục vụ phòng |
Housekeeping status(Room status): | Tình trạng phòng |
In-house guests: | Khách đang lưu trú tại khách sạn |
Kinds of room: | Hạng, loại phòng |
Late check out: | Phòng trả trễ |
Last minute: | Đặt phòng gần ngày đến (dùng trong tạo chương trình khuyến mại) |
Long stay: | Khách đặt ở dài ngày |
Letter of confirmation: | Thư xác nhận đặt phòng |
Method of payment: | Hình thức thanh toán |
Method of selling rooms: | Phương thức kinh doanh phòng |
Message form: | Mẫu ghi tin nhắn |
No show: | Khách không đến |
Non guaranteed reservation: | Đặt phòng không đảm bảo |
Occupancy level: | Công suất phòng |
Other requirements: | Các yêu cầu khác |
Overbooking: | Phòng đặt đã quá tải |
Overnight accommodation: | Ở lưu trú qua đêm |
Overstay: | Quá thời gian lưu trú |
Package plan rate: | Giá trọn gói |
Promotion: | Các chương trình khuyến mại |
Pre-assignment: | Sắp xếp phòng trước sử dụng |
Prepayment: | Tiền thanh toán trước |
Pre-registration: | Chuẩn bị trước đăng ký |
Rack rates: | Giá niêm yết |
Registration: | Đăng ký |
Registration card: | Thẻ, phiếu đăng ký |
Registration process: | Qui trình đăng ký |
Registration record: | Hồ sơ đăng ký |
Registration form: | Phiếu đặt phòng |
Revenue center: | Phòng kinh doanh trực tiếp |
Room availability: | Khả năng cung cấp phòng |
Room cancellation: | Việc hủy phòng |
Room count sheet: | Kiểm tra tình trạng phòng |
Room counts: | Kiểm kê phòng |
Shift leader: | Trưởng ca |
Special rate: | Giá đặc biệt |
Support center: | Bộ phận hỗ trợ |
Tariff: | Bảng giá |
Travel agent: (T.A) | Đại lý du lịch |
Triple: | Phòng dành cho 3 khách |
Twin: | Phòng đôi 2 giường |
Under stay: | Thời gian lưu trú ngắn hơn |
Walk in guest: | Khách vãng lai |
Up sell: | Bán vượt mức |
Upgrade: | Nâng cấp chất lượng |
Occupied (OCC): | Phòng đang có khách |
Quad: | Phòng 4 |
Vacant clean (VC): | Phòng đã dọn |
Vacant ready (VR): | Phòng sẵn sàng bán |
Vacant dirty (VD): | Phòng chưa dọn |
Sleep out (SO): | Phòng khách thuê nhưng ngủ ở ngoài |
Skipper: | Khách bỏ trốn, không thanh toán |
Sleeper: | Phòng khách đã trả nhưng lễ tân quên |
Room off: | Phòng trống |
Trên đây là những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong việc kinh doanh khách sạn lưu trú, các bạn có thể tham khảo để sử dụng dịch vụ một cách chuyên nghiệp hơn trong công việc kinh doanh của mình.
Khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến việc phát triển và tồn tại của doanh nghiệp nói chung – mô hình kinh doanh khách sạn nói riêng. Vì vậy việc hiểu khách hàng chính là cách nhanh nhất giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho khách sạn. Tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng khác nhau mà khách sạn sẽ đưa ra các gói dịch vụ khác nhau để cân bằng giữa giá cả và lợi ích của khách hàng. Thông qua việc nghiên cứu và hiểu rõ khách hàng sẽ giúp việc định hướng mô hình kinh doanh chuẩn hơn, đồng thời góp phần thuận lợi cho việc phát triển các chiến dịch marketing, chiến dịch kinh doanh dài hạn đi đúng hướng. Với những nhóm khách hàng trong kinh doanh khách sạn mà chúng tôi chia sẽ bên trên rất mong sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về các nhóm khách hàng và lựa chọn được mục tiêu chính xác mà khách sạn bạn cần phát triển để đem đến lợi nhuận tốt nhất.